Niềng răng là phương pháp điều trị sử dụng lực nhẹ, liên tục đủ thời gian (từ 6 tiếng trở lên) tác động lên răng giúp điều chỉnh vị trí răng, xương ổ răng và gián tiếp thay đổi vị trí xương hàm.
TẠI SAO PHẢI SỬ DỤNG LỰC NHẸ KHI NIỀNG RĂNG?
Lực nhẹ tạo ra áp lực vừa phải lên xương ổ răng, giúp gây ra quá trình tiêu xương và tái tạo xương từ các tế bào xương như hủy cốt bào, tạo cốt bào, giúp răng di chuyển sang vị trí mới và dần ổn định. Thời gian trung bình để răng bắt đầu chi chuyển sau khi tác động lực là 2 ngày.
Ngược lại, nếu sử dụng lực quá mức, lực nén quá lớn sẽ gây ra tình trạng thiếu máu tại vị trí nén ép dẫn đến làm chậm quá trình tiêu xương, làm kéo dài tiến trình di chuyển răng (từ 14-25 ngày) cũng như tăng nguy cơ răng lung lay nhiều.
Do đó, ngược với suy nghĩ của chúng ta, không phải lực càng mạnh thì răng càng di chuyển nhanh các bạn nhé.
NIỀNG RĂNG MẮC CÀI VÀ KHAY TRONG SUỐT TẠO LỰC NHƯ THẾ NÀO?
Đối với niềng răng mắc cài, bác sĩ sẽ dán cố định mắc cài lên bề mặt răng, và sử dụng dây cung siêu đàn hồi buộc vào mắc cài để tạo ra lực kéo (pull force) lên mắc cài, qua đó gían tiếp tác động lực lên răng.
Khác với phương pháp mắc cài, khay trong suốt tạo lực bằng cơ chế tạo ra lực đẩy (push force) lên bề mặt răng dựa vào tính đàn hồi của vật liệu khay trong suốt.
Để khay không bị rơi ra trong quá trình tạo lực, bác sĩ sẽ gắn lên trên bề mặt răng các nút chặn (attachment, engager,...).
Các nút chặn còn có tác dụng tạo ra các bề mặt phẳng qua đó khay sẽ tác động lực lên.
Các nút chặn trên răng