Bạn có một chiếc răng khểnh, bạn phân vân có nên nhổ đi hoặc niềng răng, bạn lo sợ “mất nét, mất duyên" hoặc vì lý do đơn giản “bạn ý thích cái răng khểnh của em”
"Chiếc răng khểnh mang tên là em đó
Đã bao lần muốn ngõ rồi lại thôi
Thẹn thùng chót lưỡi đầu môi
Nụ cười em đã làm người mê say"
Quyết định là ở bạn, nhưng trước hết nha khoa Dr. Duy Dentistry sẽ giúp bạn có cái nhìn một cái toàn diện hơn về chiếc răng khểnh này nhé, có nên giữ lại sự “khểnh duyên" này không nhé?
Răng khểnh là răng nào?
Răng khểnh là răng nanh vĩnh viễn hàm trên mọc lệch ra khỏi cung răng so với phần còn lại.
Răng nanh hàm trên thường mọc gần như sau cùng trên miệng, trong trường hợp cung hàm hẹp, các răng mọc trước đó đã chiếm hết khoảng trống dẫn đến các răng “khểnh" này phải ngậm ngùi bị đẩy lệch ra phía ngoài
Răng khểnh có duyên không?
Đây là câu trả lời mang tính chủ quan, có người rất yêu thích, thậm chí tương tư những cô nàng có chiếc răng khểnh. Tuy nhiên có người lại cho rằng những chiếc răng này gây sự bất hài hòa và thậm chí nhìn có vẻ “ngứa mắt".
Đúng hay sai thật sự tùy thuộc vào cảm nhận của mỗi cá nhân "Thương nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau thì quả bồ hòn cũng méo"
Quan điểm của bác sĩ nha khoa về răng khểnh?
Tuy nhiên đối với người làm khoa học, đặc biệt trong lĩnh vực y khoa đòi hỏi phải có các tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá.
Xét về khía cạnh thẩm mỹ nụ cười đòi hỏi sự hài hòa về vị trí răng, cung cười thì có vẻ chiếc răng khểnh không thể thỏa mãn được tiêu chí đó.
Cung cười lệch lạc, không hài hòa khi có răng khểnh
Cung cười chuẩn theo quan điểm thẩm mỹ nụ cười
Xét về khía cạnh chức năng, chiếc răng khểnh không thể đem lại chức năng ăn nhai tối ưu do không thể ăn khớp với các răng đối diện. Do không hoạt động chức năng tốt nên xương quanh những chiếc răng khểnh thường có khuynh hướng bị thiếu hụt cũng như bị tụt nướu.
Tụt nướu tại vị trí răng khểnh
Bên cạnh đó, răng khểnh còn rủ các răng lân cận xô lệch theo, dẫn đến sai khớp cắn, gây mòn răng, đau cơ, rối loạn ở khớp và toàn bộ hệ thống nhai
Các răng lệch lạc theo răng khểnh
Xét về khía cạnh vệ sinh, răng khểnh không có tiếp xúc tốt với các răng kế bên dẫn đến rất dễ lắng đọng mảng bám thức ăn gây viêm nướu, hôi miệng, dễ chảy máu nướu khi chải răng.
Răng khểnh dễ gây lắng đọng mảng bám thức ăn
Cân đong, đo đếm khá nhiều khía cạnh và với cái nhìn khách quan, bác sĩ nha khoa luôn khuyên chúng ta nên “xử lý" tình trạng răng khểnh bằng phương pháp niềng răng vì đây là phương pháp có thể xem là tối ưu nhất điều trị các vấn đề gây ra bởi răng khểnh nêu trên.
Kết Luận:
Nếu có ai đó hỏi rằng liệu có nên để răng khểnh hay không, phần lớn bác sĩ sẽ khuyên nên niềng răng để các răng này hết khểnh thành thẳng các bạn nhé.
Các phương pháp khác để điều trị răng khểnh như bọc răng sứ, dán sứ chỉ mang tính chất che lấp đi vấn đề chứ không thể giải quyết tận gốc nguyên nhân.
Do đó, nếu muốn điều trị răng khểnh, chúng ta nên tư vấn trực tiếp với bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp và tối ưu các bạn nhé.