Nâng khớp cắn là kỹ thuật được sử dụng trong niềng răng với mục đích ngăn chặn sự cắn lại hoàn toàn giữa hàm trên và hàm dưới giúp giảm sự va chạm khi ăn nhai giữa răng với mắc cài hoặc với mục đích làm trồi, lún các răng. Để nâng khớp cắn, bác sĩ sử thường sử dụng các phương pháp sau:
- Nâng khớp bằng khí cụ (máng nâng khớp bằng nhựa)
- Nâng khớp bằng miếng trám (vật liệu Composite hoặc GIC) tại mặt nhai của các răng cối (răng hàm) hoặc mặt trong của các răng phía trước hàm trên (răng nanh, răng cửa).
KHI NÀO CẦN NÂNG KHỚP CẮN?
Các bác sĩ thường chỉ định nâng khớp cắn trong các trường hợp:
- Khớp cắn sâu
- Khớp cắn ngược (móm, răng cửa hàm trên nằm bên trong so với răng cửa hàm dưới)
- Hỗ trợ trồi hoặc lún răng
- Hỗ trợ điều trị nghiến răng
THỰC HIỆN NÂNG KHỚP CẮN KHI NÀO?
Nâng khớp cắn sẽ được thực hiện đồng thời với quá trình niềng răng. Thời gian nâng khớp phụ thuộc vào mức độ sai khớp cắn cũng như mục tiêu điều trị cụ thể của từng bệnh nhân. Do đó sẽ không có thời gian chính xác chung cho tất cả bệnh nhân
NÂNG KHỚP CẮN CÓ KHÓ CHỊU KHÔNG?
Nâng khớp cắn sẽ làm cho vị trí xương hàm dưới có sự thay đổi đột ngột. Nên hệ thống khớp thái dương hàm, cơ nhai, răng, lưỡi cũng cần có sự thay đổi để thích nghi dần với khớp cắn mới. Do đó sẽ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai cũng như phát âm trong thời gian đầu nâng khớp, tuy nhiên những khó chịu này sẽ dần mất đi theo thời gian. Cũng giống như các phương pháp tác dụng lực trong niềng răng, việc nâng khớp sẽ gây ra tình trạng đau tại những răng chịu lực, tuy nhiên cơn đau phần lớn sẽ không quá nhiều và có thể được cải thiện với thuốc giảm đau thông thường. Đây là phương pháp rất an toàn và hầu như không gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm.
NÂNG KHỚP CẮN CHI PHÍ BAO NHIÊU?
Tại nha khoa Dr. Duy Dentistry, nâng khớp đã được bao gồm trong chi phí niềng răng nên khách hàng sẽ không phải thanh toán thêm bất cứ chi phí phát sinh nào.